Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS
Bạn đã bao giờ băn khoăn tự hỏi giám khảo kỳ thi IELTS lắng nghe bạn nói những gì trong bài thi Nói không? Liệu họ có thực sự thích thú khi nghe bạn chia sẻ về gia đình, bạn bè hoặc các hoạt động giải trí khi rảnh rỗi. Phải thú thật câu trả lời là “Không hẳn”. Dưới đây là 4 yếu tố mà các giám khảo kỳ thi IELTS thường tập trung nghe trong bài thi nói:
1. Độ trôi chảy
2. Từ vựng
3. Ngữ pháp
4. Phát âm
Các giám khảo sẽ chấm khả năng sử dụng ngôn ngữ để từ đó đạt được sự thành công trong giao tiếp.
#1: Mẹo nói trôi chảy
Luyen thi IELTS RES
Trong lúc nói, nếu bạn càng nhiều lúc bị ngắt quãng bởi từ “ờ .. ờ…” điểm trừ của bạn sẽ càng nhiều.
Đôi khi giám khảo sẽ hỏi bạn những câu hỏi “chả giống ai” và thậm chí đối với người bản xứ còn thấy lạ lẫm, lúc đó bạn cần suy nghĩ một chút trước khi trả lời. Phần 1 của bài thi nói thường tạo cho thí sinh cảm giác thoải mái, thư giãn và phần tiếp theo sẽ là những câu hỏi khó dần, thậm chí là nâng cao. Các câu hỏi có thể lạ và bạn cần thời gian để tự hỏi bản thân mình cần phải trả lời như thế nào.
Ví dụ:
Giám khảo: “Bạn có thể kể cho tôi về tình huống một con vật làm cho bạn sợ được không?”
Đây là dạng câu hỏi bạn thường gặp hàng ngày và hầu hết mọi người sẽ cố gắng lục lọi lại trí nhớ xem mình đã gặp trường hợp này như thế nào.
Bạn hãy thận trọng nhé – vì mục đích của câu hỏi này là giám khảo muốn kiểm tra sự ấp úng của thí sinh và cách khéo léo trì hoãn câu trả lời như “Ồ, đây là một câu hỏi thú vị” hoặc “Để tôi nhớ xem nhé, lúc một con vật làm tôi sợ là…”
Một số thí sinh ở trình độ cao có thể sử dụng những cụm từ hoặc câu để trì hoãn câu trả lời và mục đích đằng sau đó là giúp bạn có thêm thời gian để suy nghĩ câu trả lời. Tuy nhiên hầu hết các thí sinh đều mất bình tĩnh, lúng túng và thường“ờ… à…” khi nghe xong câu hỏi khó của giám khảo.
Trong phần thi Nói, bạn sẽ có thời gian suy nghĩ để chuẩn bị câu trả lời. Cố gắng tránh tình trạng trả lời như một chú “rô bốt” được lập trình sẵn. Khi thí sinh mắc lỗi “ờ… ờ” quá nhiều, giám khảo sẽ trừ điểm lỗi ấp úng vì vậy, thí sinh cần tìm những từ thích hợp để thay thế.
Trong trường hợp này giám khảo sẽ không chấm điểm về trí nhớ của bạn đối với sự kiện mà họ sẽ đánh giá khả năng dùng từ một cách thích hợp và nếu bạn ấp úng thì điểm trôi chảy của bạn sẽ bị trừ Vì vậy hãy nhớ tốt hơn nên dùng các cụm để trì hoãn câu trả lời như đã nêu trên thay vì “ờ… ờ”.
#2: Các giám khảo thường tuân theo một kịch bản và chỉ có bạn mới giúp họ thoát ra khỏi kịch bản có sẵn
Hầu hết mọi điều mà một giám khảo kỳ thi IELTS nói đều theo kịch bản sẵn. Từ cái nhỏ nhất như “Chào bạn, tên tôi là John Smith và tôi sẽ là giám khảo của bạn hôm nay” đến câu chào tạm biệt “Cảm ơn bạn, bạn đã hoàn thành bài thi nói mình”.
Phần thi Nói trong kỳ thi IELTS cũng giống như việc bạn xem bộ phim “Romeo và Juliet” ở rạp – dù bạn xem ở London, New York hay Sydney thì kịch bản phim cũng hoàn toàn giống ở Việt Nam.
Trong kịch bản, các giám khảo sẽ hỏi bạn câu hỏi: “Bạn hãy kể cho tôi về bữa ăn yêu thích nhất của bạn?”
Nhiều thí sinh do quá hồi hộp, tim đập nhanh vì vậy họ không nghe rõ câu hỏi hoặc không hiểu câu hỏi. Nếu bạn không nghe rõ và yêu cầu giám khảo nhắc lại câu hỏi thì họ sẽ nhắc lại đúng từng từ mà họ đã nói và thậm chí bạn có thể yêu cầu họ nhắc lại đến khi nào bạn hiểu thì thôi. Tuy nhiên bạn lưu ý rằng đây không phải là bài thi nghe nên bạn không bị hạn chế số lần nghe lại câu hỏi của giám khảo, nhưng việc yêu cầu giám khảo nhắc đi nhắc lại quá nhiều sẽ khiến họ khó chịu và điều này có thể ảnh hưởng đến điểm số của bạn. Các giám khảo không được phép tự động viết lại câu hỏi. Chính vì vậy nếu bạn không yêu cầu thì họ sẽ cho rằng bạn hiểu câu hỏi và sẽ ngồi chờ câu trả lời của bạn.
Thực tế nếu bạn không hiểu câu hỏi thì có thể nói “Em xin lỗi, thầy/cô có thể làm rõ hơn câu hỏi được không ạ, em không hiểu câu hỏi”.Chính điều này sẽ khiến giám khảo thoát khỏi kịch bản. Họ sẽ hỏi lại câu hỏi theo một cách khác và đưa ra ví dụ minh hoạ cho bạn hiểu và sẽ hỏi lại để biết chắc rằng bạn đã hiểu câu hỏi. Sau khi nhận được sự khẳng định từ phía bạn, họ sẽ quay trở lại kịch bản. Vì vậy nếu bạn nghi ngờ hoặc chưa hiểu hết câu hỏi, hãy mạnh dạn hỏi lại giám khảo nhắc lại hoặc làm rõ nghĩa hơn câu hỏi để bạn có thể đạt điểm số tối đa.
#3: Đừng quá thật thà!
Giám khảo sẽ hỏi bạn và yêu cầu bạn đưa ra câu trả lời hợp lý – câu trả lời của bạn thật hay không không quan trọng. Bạn sẽ không bị máy kiểm tra nói dối kiểm tra và giám khảo cũng không đánh giá về phần trăm sự thật trong câu trả lời của bạn. Vì vậy hãy nắm lấy cơ hội này để thể hiện những gì bạn biết. Bạn hãy khéo léo trả lời và gây ấn tượng với giám khảo bằng vốn từ vựng phong phú và “đắt” của mình.
Ví dụ:
Giám khảo: “Bạn hãy kể cho tôi nghe về bữa ăn yêu thích của bạn”
Thí sinh: “Tôi nghĩ bữa sáng là bữa yêu thích nhất của tôi. Tôi thích ăn phở gà nhất và tôi thường ăn ở một quán yêu thích nhưng chỉ vào cuối tuần thôi vì lúc đó tôi có nhiều thời gian chứ không vội đến trường như các ngày trong tuần. Tuy nhiên tôi cũng rất thích các bữa tụ tập gia đình – đặc biệt khi em trai và các em họ tôi cùng chơi với nhau. Mẹ tôi là người nấu ăn rất ngon, bà nấu được tất cả các món ăn truyền thống của Việt Nam và một vài món Hàn Quốc. Nhưng bà không nấu thường xuyên vì các món cầu kỳ thường phải chuẩn bị mất nhiều thời gian và tôi thường phải giúp mẹ dọn dẹp”
Giám khảo sẽ mỉm cười và nghĩ “9 điểm!”
Đây chỉ là một ví dụ nhỏ mà chúng tôi thường dạy các bạn trong các lớp luyện thi IELTS. Chúng tôi không chỉ dạy cho các bạn những kiến thức có trong sách vở mà còn là những kiến thức mà chúng tôi đúc kết trong nhiều năm làm giám khảo kỳ thi IELTS và tiếp xúc với các thí sinh Việt Nam. Chúng tôi hiểu thí sinh Việt Nam yếu ở điểm nào và sẽ nói cho các bạn biết điểm cộng của các bạn là gì và làm thế nào để tối ưu hoá nó để đạt điểm số IELTS như mong muốn.
2. Từ vựng
3. Ngữ pháp
4. Phát âm
Các giám khảo sẽ chấm khả năng sử dụng ngôn ngữ để từ đó đạt được sự thành công trong giao tiếp.
#1: Mẹo nói trôi chảy
Luyen thi IELTS RES
Đôi khi giám khảo sẽ hỏi bạn những câu hỏi “chả giống ai” và thậm chí đối với người bản xứ còn thấy lạ lẫm, lúc đó bạn cần suy nghĩ một chút trước khi trả lời. Phần 1 của bài thi nói thường tạo cho thí sinh cảm giác thoải mái, thư giãn và phần tiếp theo sẽ là những câu hỏi khó dần, thậm chí là nâng cao. Các câu hỏi có thể lạ và bạn cần thời gian để tự hỏi bản thân mình cần phải trả lời như thế nào.
Ví dụ:
Giám khảo: “Bạn có thể kể cho tôi về tình huống một con vật làm cho bạn sợ được không?”
Đây là dạng câu hỏi bạn thường gặp hàng ngày và hầu hết mọi người sẽ cố gắng lục lọi lại trí nhớ xem mình đã gặp trường hợp này như thế nào.
Bạn hãy thận trọng nhé – vì mục đích của câu hỏi này là giám khảo muốn kiểm tra sự ấp úng của thí sinh và cách khéo léo trì hoãn câu trả lời như “Ồ, đây là một câu hỏi thú vị” hoặc “Để tôi nhớ xem nhé, lúc một con vật làm tôi sợ là…”
Một số thí sinh ở trình độ cao có thể sử dụng những cụm từ hoặc câu để trì hoãn câu trả lời và mục đích đằng sau đó là giúp bạn có thêm thời gian để suy nghĩ câu trả lời. Tuy nhiên hầu hết các thí sinh đều mất bình tĩnh, lúng túng và thường“ờ… à…” khi nghe xong câu hỏi khó của giám khảo.
Trong phần thi Nói, bạn sẽ có thời gian suy nghĩ để chuẩn bị câu trả lời. Cố gắng tránh tình trạng trả lời như một chú “rô bốt” được lập trình sẵn. Khi thí sinh mắc lỗi “ờ… ờ” quá nhiều, giám khảo sẽ trừ điểm lỗi ấp úng vì vậy, thí sinh cần tìm những từ thích hợp để thay thế.
Trong trường hợp này giám khảo sẽ không chấm điểm về trí nhớ của bạn đối với sự kiện mà họ sẽ đánh giá khả năng dùng từ một cách thích hợp và nếu bạn ấp úng thì điểm trôi chảy của bạn sẽ bị trừ Vì vậy hãy nhớ tốt hơn nên dùng các cụm để trì hoãn câu trả lời như đã nêu trên thay vì “ờ… ờ”.
#2: Các giám khảo thường tuân theo một kịch bản và chỉ có bạn mới giúp họ thoát ra khỏi kịch bản có sẵn
Hầu hết mọi điều mà một giám khảo kỳ thi IELTS nói đều theo kịch bản sẵn. Từ cái nhỏ nhất như “Chào bạn, tên tôi là John Smith và tôi sẽ là giám khảo của bạn hôm nay” đến câu chào tạm biệt “Cảm ơn bạn, bạn đã hoàn thành bài thi nói mình”.
Phần thi Nói trong kỳ thi IELTS cũng giống như việc bạn xem bộ phim “Romeo và Juliet” ở rạp – dù bạn xem ở London, New York hay Sydney thì kịch bản phim cũng hoàn toàn giống ở Việt Nam.
Trong kịch bản, các giám khảo sẽ hỏi bạn câu hỏi: “Bạn hãy kể cho tôi về bữa ăn yêu thích nhất của bạn?”
Nhiều thí sinh do quá hồi hộp, tim đập nhanh vì vậy họ không nghe rõ câu hỏi hoặc không hiểu câu hỏi. Nếu bạn không nghe rõ và yêu cầu giám khảo nhắc lại câu hỏi thì họ sẽ nhắc lại đúng từng từ mà họ đã nói và thậm chí bạn có thể yêu cầu họ nhắc lại đến khi nào bạn hiểu thì thôi. Tuy nhiên bạn lưu ý rằng đây không phải là bài thi nghe nên bạn không bị hạn chế số lần nghe lại câu hỏi của giám khảo, nhưng việc yêu cầu giám khảo nhắc đi nhắc lại quá nhiều sẽ khiến họ khó chịu và điều này có thể ảnh hưởng đến điểm số của bạn. Các giám khảo không được phép tự động viết lại câu hỏi. Chính vì vậy nếu bạn không yêu cầu thì họ sẽ cho rằng bạn hiểu câu hỏi và sẽ ngồi chờ câu trả lời của bạn.
Thực tế nếu bạn không hiểu câu hỏi thì có thể nói “Em xin lỗi, thầy/cô có thể làm rõ hơn câu hỏi được không ạ, em không hiểu câu hỏi”.Chính điều này sẽ khiến giám khảo thoát khỏi kịch bản. Họ sẽ hỏi lại câu hỏi theo một cách khác và đưa ra ví dụ minh hoạ cho bạn hiểu và sẽ hỏi lại để biết chắc rằng bạn đã hiểu câu hỏi. Sau khi nhận được sự khẳng định từ phía bạn, họ sẽ quay trở lại kịch bản. Vì vậy nếu bạn nghi ngờ hoặc chưa hiểu hết câu hỏi, hãy mạnh dạn hỏi lại giám khảo nhắc lại hoặc làm rõ nghĩa hơn câu hỏi để bạn có thể đạt điểm số tối đa.
#3: Đừng quá thật thà!
Giám khảo sẽ hỏi bạn và yêu cầu bạn đưa ra câu trả lời hợp lý – câu trả lời của bạn thật hay không không quan trọng. Bạn sẽ không bị máy kiểm tra nói dối kiểm tra và giám khảo cũng không đánh giá về phần trăm sự thật trong câu trả lời của bạn. Vì vậy hãy nắm lấy cơ hội này để thể hiện những gì bạn biết. Bạn hãy khéo léo trả lời và gây ấn tượng với giám khảo bằng vốn từ vựng phong phú và “đắt” của mình.
Ví dụ:
Giám khảo: “Bạn hãy kể cho tôi nghe về bữa ăn yêu thích của bạn”
Thí sinh: “Tôi nghĩ bữa sáng là bữa yêu thích nhất của tôi. Tôi thích ăn phở gà nhất và tôi thường ăn ở một quán yêu thích nhưng chỉ vào cuối tuần thôi vì lúc đó tôi có nhiều thời gian chứ không vội đến trường như các ngày trong tuần. Tuy nhiên tôi cũng rất thích các bữa tụ tập gia đình – đặc biệt khi em trai và các em họ tôi cùng chơi với nhau. Mẹ tôi là người nấu ăn rất ngon, bà nấu được tất cả các món ăn truyền thống của Việt Nam và một vài món Hàn Quốc. Nhưng bà không nấu thường xuyên vì các món cầu kỳ thường phải chuẩn bị mất nhiều thời gian và tôi thường phải giúp mẹ dọn dẹp”
Giám khảo sẽ mỉm cười và nghĩ “9 điểm!”
Đây chỉ là một ví dụ nhỏ mà chúng tôi thường dạy các bạn trong các lớp luyện thi IELTS. Chúng tôi không chỉ dạy cho các bạn những kiến thức có trong sách vở mà còn là những kiến thức mà chúng tôi đúc kết trong nhiều năm làm giám khảo kỳ thi IELTS và tiếp xúc với các thí sinh Việt Nam. Chúng tôi hiểu thí sinh Việt Nam yếu ở điểm nào và sẽ nói cho các bạn biết điểm cộng của các bạn là gì và làm thế nào để tối ưu hoá nó để đạt điểm số IELTS như mong muốn.
Tags: luyen thi ielts; hoc ielts; de thi ielts; phương pháp học tiếng anh hiệu quả
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét