Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Những kinh nghiệm giúp bạn tự tin trước kỳ thi IELTS

Tham khảo các bài liên quan:
Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS

Kinh nghiệm giúp bạn tự tin đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS

IELTS là một kỳ thi để kiểm tra mức độ thành thạo tiếng Anh của người sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Một bài thi IELTS gồm 4 kỹ năng: Listening (30 phút+10 phút điền đáp án), Nói (11-14 phút với người nước ngoài), Đọc (60 phút), Viết (60 phút). Những thí sinh đăng ký thi IELTS muốn đạt điểm cao cần phải lên kế hoạch luyện thi thật chăm chỉ và chi tiết. Sau đây là một số gợi ý và kinh nghiệm cho các bạn luyện thi IELTS giúp bạn có thể đạt được điểm cao:
Những kinh nghiệm giúp bạn tự tin trước kỳ thi IELTS

Những kinh nghiệm giúp bạn tự tin trước kỳ thi IELTS

1. Listening IELTS: Bạn phải thường xuyên giành thời gian rèn luyện nghe nói tiếng Anh nhiều nhất có thể. Ở bài thi nghe của IELTS, tốc độ và phát âm của người nói sẽ khác nhau và mức độ khó tăng dần nên bạn phải rèn luyện cho mình khả năng nghe được nhiều loại giọng, tập trung nghe được các từ khóa để trả lời câu hỏi. Luyện tập một cách cẩn thận từ đầu đến cuối. Đừng để hào hứng đoạn đầu rồi đoạn sau lại vừa nghe vừa làm việc khác.

2. Reading IELTS: Đọc có lẽ là phần khó nhất trong các phần của bài thi IELTS.

  • Đọc lướt câu hỏi trước khi đọc vào bài để có cái nhìn toàn cảnh: ai, cái gì, bao nhiêu, tại sao, ở đâu, khi nào…từ đó tập trung được vào phần cần trả lời cho câu hỏi.
  • Cũng như phần nghe, các bạn phải rèn luyện đọc hàng ngày. Đọc mọi vấn đề của cuộc sống, học tập, chính trị, văn hóa… để nâng cao kiến thức và vốn từ vựng.
  • Hãy áp dụng kỹ thuật Skimming và Scanning để làm bài đọc thật tốt

3. Bài thi Viết IELTS: Bài viết dựa vào vốn từ vựng và ngữ pháp của bạn.

  • Hãy viết những câu ngắn gọn, đơn giản nhưng diễn đạt được cụ thể và rõ ràng ý bạn muốn nói.
  • Sử dụng từ vựng một cách linh hoạt. Đừng chỉ dùng một từ để diễn đạt ý, hãy cố gắng dùng các từ thay thế. Như vậy, bạn sẽ được đánh giá cao hơn khi học tiếng anh.
  • Chú ý về ngữ pháp, dấu chấm câu… Điều này rất quan trọng và sẽ giúp bạn đạt điểm cao.
  • Luyện tập các bài sát với đề thi IELTS nhất trong các quyển như IELTS Cambridge Test, Practice Test…Nhưng tốt nhất phải có người chữa cho bạn. Thế nên việc tìm được mộtgiáo viên bản ngữ để học viết là điều cần thiết. Hãy đến và thử khóa học viết luyện thi IELTS của Oxford English UK Vietnam nhé.

4. Bài thi Nói IELTS:

  • Nói luôn là phần khó nhất của các thí sinh Việt Nam. Để làm tốt phần này, các thí sinh phải rèn luyện cho mình khả năng nghe nói , giao tiếp tiếng Anh trôi chảy. Bạn phải thường xuyên tập luyện phát âm, ngữ điệu, nghe nói, giao tiếp bằng tiếng Anh. Bạn nên rèn cho mình thói quen nghe các báo đài của Anh như BBC. Hãy tìm cho mình một người để thực hành nói thường xuyên, có thể là một người bạn đã từng thi IELTS, nhưng tốt nhất vẫn là một giáo viên bản ngữ. Vì vậy, đăng ký một khóa học giao tiếp tiếng Anh với giáo viên bản ngữ tại một trung tâm uy tín cũng là một gợi ý đưa ra.
  • Trả lời đúng câu hỏi. Ví dụ như giáo viên hỏi bạn về thực phẩm ở nước bạn, đừng bắt đầu bằng việc nói đến chế độ ăn của bạn hay của ai đó. Nhưng bạn có thể nói về ẩm thực sau đó nói về các món ăn đặc trưng, thực phẩm làm món ăn đó.
  • Thoải mái và thư giãn để giao tiếp thật trôi chảy. Đừng lấp đầy khoảng trống bằng những từ ậm ừ, sự lược bỏ từ. Bạn có thể giữ khoảng cách nhỏ giữa các câu thì vẫn có thể được đánh giá cao. Và quan trọng nhất là vẫn phải sử dụng từ ngữ thật thành thạo, dùng nhiều từ thay thế. Dưới đây là 1 số việc bạn nên làm trong quãng thời gian 2 tuần trước kỳ thi IELTS:
2 tuần trước khi thi có thể coi là thời gian nước rút để ôn tập. Dĩ nhiên ăn ngủ cùng đề Cam or Plus là điều vô cùng hiển nhiên nhưng chưa chắc là đã đủ. Nếu không có phương pháp đúng đắn thì nhiều bạn sẽ cảm thấy hoang mang, thậm chí là stress khi ngày thi gần kề. Bài viết dưới đây của mình sẽ suggest những việc mà bạn cần chuẩn bị trong khoảng thời gian quý báu này.
1/ Tập cách quản lí thời gian Writing IELTS
“Time is your enemy” là câu khẩu hiệu đối với môn viết. Vì thế, nếu muốn win IELTS thì bắt buộc trước đó bạn phải ‘đánh bại” được kẻ thù “cứng cổ” này. Trong 2 tuần cuối cùng trước khi thi, tự luyện tập và set thời gian nghiêm ngặt nhất, tắt hết fb hay máy tính đi mà phải tập viết bằng bút cho giống ở phòng thi. Khi đọc đề thi, bản thân mình thường đọc task 2 trước, cố gắng hình dung ra chút ít về những gì sẽ viết trong task 2 rồi……quay ra làm task 1.
Trong quá trình viết task 1 nếu nghĩ ra ý nào hay hay cho task 2 lập tức take note lại, như thế sẽ tiết kiệm được kha khá time cho brainstorming đó. Lưu ý là task 1 nên học kĩ trước những mẫu câu cơ bản, thậm chí mình còn chơi kiểu” học thuộc văn mẫu” chỉ lắp số liệu đề bài vào thôi để viết được nhiều và nhanh. Cố gắng làm xong task 1 trong khoảng 15 phút, đừng tham số liệu, lựa những cái tiêu biểu mà tả thui nhé.
Nếu 20 phút đã trôi qua mà task 1 chưa viết xong cũng phải bỏ đó chuyển qua task 2 bởi thà task 1 dở dang, task 2 trọn vẹn còn mất điểm ít hơn task 1 tung trời mà task 2 lôm côm. Một lưu ý nữa là cố gắng đạt được yêu cầu đề bài tối thiểu 150 chữ cho task 1 và 250 chữ cho task 2, cũng không cần thiết tỉ mẩn đi đếm từng chữ mà khi tự luyện có thể xác định khoảng bao nhiêu dòng là phù hợp với nét chữ mỗi người.

2/ Tập cách ra quyết định Reading IELTS

Cái này vô cùng cần thiết cho môn reading bởi bạn có 40 câu hỏi trong 60 phút, nghĩa là trung bình có 1 phút rưỡi cho mỗi câu hỏi. Dĩ nhiên các câu hỏi có mức độ khó khác nhau, thế nên sẽ có câu bạn tìm ra đáp án ngay, có câu loay hoay mãi vẫn ko biết nó ở chỗ nào. Với những câu như thế thông thường chúng ta sẽ có 3 phương án xử lí:
  • Cố gắng tìm tiếp
  • Chọn một đáp án mà mình thấy tin tưởng nhất
  • Bỏ qua nó để đọc tiếp câu khác, sẽ quay lại vào cuối bài. Lựa chọn quyết định như thế nào là do bạn, và vì thế nên cố gắng luyện tập kĩ càng nhé bởi thà chấp nhận hi sinh một vài câu còn hơn là tổng điểm bị ảnh hưởng. Ngoài ra môn reading ko cho thời gian “transfer the answers to the answer sheet” nên phải viết trực tiếp đáp án luôn, do đó nếu câu nào bỏ cách thì cần lưu ý ko để lộn xộn thứ tự câu trả lời ròi mất điểm oan.

3/ Luyện cách tập trung để làm tốt phần listening IELTS

Đến giai đoạn này thì nên bỏ qua hết những kiểu nghe “tắm ngôn ngữ” hay “nghe để nắm ý chính” mà phải luyện cách tập trung cao độ, cố gắng nghe từng từ một. Chỉ có như vậy mới giúp hạn chế lỗi sai số ít/số nhiều hay dạng multiple choices khi mà speaker thường đề cập đến mọi ý trong các lựa chọn. Xem thêm về cách học ngữ pháp tiếng anh. Chú ý kết hợp đọc câu hỏi nhanh, viết câu trả lời đủ bởi nếu không bạn sẽ thấy hoảng sợ khi mọi thứ trôi qua quá nhanh và khi đó không thể bình tĩnh tập trung tìm kiếm đáp án chính xác được. Một cái nữa là cần nâng cao sự nhạy cảm với các từ đồng nghĩa/trái nghĩa bởi đặc biệt với section 2 trở đi, không phải câu hỏi nào keywords cũng sẽ được nhắc đến trong bài nghe mà nó sẽ được paraphrase thành một dạng khác. Khi đó sẽ dễ miss câu đó một cách khá oan uổng bởi không phải bạn không biết từ đó mà vì chưa chuẩn bị tinh thần nghe kịp. Mình vẫn còn nhớ câu đầu tiên section 2 multiple choice  bài thi của mình câu hỏi là “history” trong khi nghe cả 1 đoạn dài mới lựa mãi được cụm “past and future” .

4/ Chuẩn bị tâm lí cho phần thi speaking IELTS

Thực tế mà nói thì trong 2 tuần ngắn ngủi bạn không thể kịp nâng cao trình của mình ở mảng pronunciation nhiều. Tuy nhiên không nên vì thế mà tặc lưỡi buông xuôi bởi còn đến 3 khía cạnh của speaking là fluency, vocabulary and grammar, mà điều thú vị là bạn được điểm cao ở nhóm này hay không phụ thuộc khá rõ vào sự tự tin khi nói. Do đó, để được điểm cao thì cần giải quyết vấn đề mấu chốt trên bằng cách cố gắng tranh thủ thời gian luyện tập thật nhiều, kêu gọi lập nhóm, speak qua skype…, đồng thời đa dạng các đề speaking bởi nếu may mắn bốc được đề đã luyện thì chắc chắn sự tự tin cũng trôi chảy sẽ tăng lên rất nhiều. Một khi đã chuẩn bị kĩ càng rồi thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm là mình đã làm hết khả năng để tự tin chinh chiến.
Cuối cùng, nên chịu khó review lại từ vựng và ngữ pháp, đặc biệt với các từ academic, các nhóm từ đồng nghĩa hay những cách diễn đạt hay. Học thêm từ mới cũng được nhưng nếu cảm thấy không thể “tiêu hóa” kịp thì cũng không sao bởi giai đoạn này chủ yếu thiên về ôn tập, củng cố những gì đã biết. Như thế nếu cảm thấy chỗ nào chưa chắc chắn, câu nào không hiểu làm sai thì thoải mái vác lên Hội mềnh để mọi người tư vấn dùm chứ đừng dại ôm khư khư rồi lúc nào cũng trong tình trạng ‘khó ở”. Ngoài ra nên tìm đọc lại các note, ghi chú những tips hay mang theo phòng thân, cũng như cập nhật những xu hướng ra đề gần đây. Công việc phải làm là khá nhiều nên cần phải lên một thời gian biểu khoa học để bảo đảm sức khỏe tốt nhất (có bạn đã bị mất tiếng trước ngày thi speaking ròi đó!).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét