Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

IELTS Writing Task 2 - Các chủ đề thường gặp

Common Essay Topics for Task 2 Writing – Các chủ đề thường gặp trong bài Viết IELTS Task 2

Tham khảo các bài liên quan: 

Kinh nghiệm luyện thi IELTS 

1.Developed nations should lead by example and not insist that aid given to third world countries be utilized for developing rural areas.
Sự phát triển quốc gia cần được dẫn dắt bởi những mô hình minh họa và không vo sự trợ giúp cho các quốc gia thứ ba được tận dụng để phát triển vùng nông thôn.

2.Should smoking be banned in public places?
Việc hút thuốc có nên bị cấm ở nơi công cộng?

3.Are women better managers than men?luyện thi ielts writing 3
Nữ lãnh đạo có tốt hơn nam lãnh đạo?

4. What is the importance of broad based education?
Điều gì quan trọng trong ngành giáo dục khái quát?

5. Father's role in a child's upbringing is as important as a mother's role.
Vai trò của người cha trong sự phát triển của trẻ thơ quan trọng không kém vai trò của người mẹ

6. Is corporal punishment justified?
Liệu các hình thức trừng phạt thân thể có hợp lý?

7. Saving flora and fauna is vital to stop environmental degradation.
Bảo vệ hệ thực vật và động vật là nhân tố thiết yếu để tránh suy thoái môi trường

8. Use of non biodegradable materials should be restricted.
Việc sử dụng những công cụ có khả năng nhiễm khuẩn cần phải được kiểm soát chặt chẽ.

9. Rising juvenile crimes is a matter of great concern. Suggest some practical solutions to reduce these crimes.

luyện thi ielts 5writing 4 Gia tăng tội phạm vị thành niên là vấn đề rất đáng quan tâm. Hãy đề xuất một số cách giải quyết thiết thực để giảm tại loại hình tội phạm này

 10.Analyse the causes related to the brain-drain.
Hãy phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc chảy máu chất xám.

 11.Should conscription be mandatory?
Việc thi hành nghĩa vụ quân sự có nên bắt buộc?

 Vocabulary - Từ vựng:
 Mandatory – Obligatory – A Must (Các từ chỉ sự bắt buộc)
 Juvenile – Teenage (Các từ chỉ thế hệ thanh niên, tuổi trẻ, vị thành niên)
 Biodegradable – Environmentally friendly and can be broken down by  natural process (khả năng bị vi khuẩn xâm nhập – thân thiện với môi  trường và có thể bị phá vỡ bởi quy luật tự nhiên)
 Vital – Essential (Các từ chỉ sự thiết yếu, cần thiết)luyện thi ielts writing 2
Corporal Punishment – Physical Punishment (Các từ chỉ sự trừng phạt về thân thể)
Flora and Fauna – Nature (Hệ sinh thái thực vật và động vật – Tự nhiên)
Utilized – Used (Các tính từ chỉ sự sử dụng)
Broad Based – Covering all Subjects (Các từ mang tính khái quát)
 



Làm gì để chuẩn bị tốt cho bài thi IELTS?

Tham khảo các bài liên quan:
Tài liệu luyện thi IELTS

KHÓA HỌC IELTS WRITING



Lập kế hoạch

Bạn nên lập một kế hoạch học tập ít nhất trước ngày thi một tháng. Hãy cân nhắc:

-Những việc bạn cần làm
-Khoảng thời gian bạn có
-Bạn cần làm gì như thế nào để phù hợp với khoảng thời gian đó

Hãy suy nghĩ một cách thực tế khi lập kế hoạch, bởi bạn sẽ dễ có cảm giác thất vọng và nản chí khi có quá nhiều việc không thực hiện được.



Cân nhắc những thứ bạn cần học


Hầu hết những việc mà bạn thực hành tiếng Anh sẽ giúp cho việc cải thiện khả năng sử dụng ngôn ngữ, như đọc một mẩu tin tức hay xem một chương trình truyền hình, đều rất hữu ích cho các bài tập luyện ngữ pháp.

Một điều vô cùng quan trọng, đó là bạn cần biết chính xác những gì bạn sẽ phải làm trong kì thi. Luyện tập các dạng đề thi thử sẽ giúp bạn phát triển kĩ năng làm bài. Tuy nhiên, không nên dành toàn bộ thời gian ôn thi để luyện đề.

Hãy suy nghĩ xem bạn cần cải thiện kĩ năng nào. Nếu bạn đang tham gia một khóa học luyện thi IELTS, hãy hỏi giáo viên xem bạn cần bổ trợ kĩ năng còn yếu nào: nghe, nói, đọc hay viết.

Xem lại bài tập về nhà, các lỗi thường mắc phải, lý do thường sai, làm thế nào để sửa thói quen mắc lỗi này.

Bạn đã có những thứ cần thiết chưa


Để chuẩn bị ôn thi IELTS, bạn nên có:

-Từ điển có ví dụ về cách sử dụng từ
-Một số dạng đề thường gặp
-Sách luyện thi IELTS
-Sách ngữ pháp
-Vở để học từ vựng
-Vở và các tài liệu có liên quan trong khóa học luyện thi (nếu có)
-Từ điển song ngữ

Bạn có thể sử dụng Internet để tìm kiếm các tài liệu hỗ trợ khác như từ điển trực tuyến hay các bài thi mẫu. (www.ielts.org và www.CambridgeESOL.org)

Đồng thời, có đầy đủ các dụng cụ cần thiết như bút bi, bút chì, bút nhớ dòng, giấy viết. Một số học viên cảm thấy việc viết từ vựng ra các tấm card sẽ giúp họ học thuộc dễ dàng hơn, bởi họ có thể mang card theo người và xem lúc rảnh rỗi như khi ở trên xe bus hay trong quán cà phê.

Cân nhắc thời gian và địa điểm học


Hầu hết mọi người nhận thấy việc học có hiệu quả nhất vào một khoảng thời gian liên tục/đều đặn/thường xuyên ở bàn học với nguồn sáng ổn định và đầy đủ các tài liệu cần thiết ở bên cạnh.

Một số học viên học tốt nhất vào buổi sáng sớm, trong khi một số người khác ưa thích buổi tối. Nếu có thể, hãy học ôn thi vào khoảng thời gian mà bạn cho là phù hợp nhất đối với mình.

Mặc dù vậy, bạn cũng có thể lựa chọn các khoảng thời gian và địa điểm khác để học. Bạn có thể nghe các bản nhạc bằng tiếng Anh trong khi làm các công việc hàng ngày hoặc đọc một bài báo hay tạp chí trên đường đi làm hay đến trường.

Sắp xếp thời gian hợp lý

Nên có thời gian nghỉ giữa các buổi học. Nhiều học viên thích học liên tục trong khoảng một tiếng rưỡi và nghỉ khoảng nửa tiếng rồi mới tiếp tục học.

Đa dạng hóa các hoạt động, lúc thì luyện nghe, lúc thì học từ vựng, khi thì luyện kĩ năng viết. Việc này sẽ giúp bạn không bị xao lãng bất cứ một kĩ năng nào, đồng thời việc học cũng trở nên thú vị hơn.

Một bí quyết nữa là trước khi đi ngủ, bạn nên thư giãn đầu óc bằng cách đi bộ ngắn, đọc một quyển sách có nội dung nhẹ nhàng hoặc xem một bộ phim yêu thích.

Tìm thấy niềm vui khi học

Hãy làm những việc bạn yêu thích mà vẫn luyện tập được khả năng sử dụng ngôn ngữ tiến bộ, như nghe các bài hát tiếng Anh, xem một chương trình truyền hình hoặc DVD sẽ cải thiện kĩ năng nghe và phát âm, cũng như mở rộng vốn từ vựng của bạn.

Bạn thích làm gì khi có thời gian rảnh? Bạn có thể kết hợp các hoạt động đó với việc luyện tập tiếng Anh được không? Ví dụ, nếu bạn thích một ca sĩ hay một môn thể thao nào đó, quan tâm đến tin tức thời sự hoặc trò chơi điện tử, bạn sẽ có thể tìm thấy rất nhiều thông tin bằng tiếng Anh có liên quan đến sở thích của mình trên mang Internet.

Lợi ích khi có bạn học cùng là hai người có thể cùng luyện kĩ năng nói và giúp nhau ở các khía cạnh mà là điểm yếu của nhau.

Giữ gìn sức khỏe

 

Đừng quên rằng có một sức khỏe tốt cũng là một yếu tố quan trọng giúp bạn đạt điểm tốt.
-Ngủ đủ
-Ăn uống đầy đủ

 
-Tập thể dục

Tags: luyen thi ielts; hoc ielts; de thi ielts; kinh nghiem luyen thi ielts

Làm sao để “Paraphrasing” trong IELTS – Writing Task 1?

Khi phân tích biểu đồ trong bài thi IELTS Writing Task 1, bạn cần biết đến một kĩ năng rất quan trọng là ‘Paraphrasing’. có nghĩa là viết lại cụm từ hoặc câu bằng cách dùng từ ngữ khác có ý nghĩa tương đương. Kĩ năng paraphrasing này rất quan trọng vì nó làm cho bài viết của bạn phong phú hơn về mặt từ vựng, ngữ pháp cũng như tránh sự lặp đi lặp lại trong bài viết. Đầu tiên là “dùng từ đồng nghĩa”. Hãy nhìn ví dụ đầu tiên: 

Tham khảo các bài liên quan: 


Câu nguyên bản:

• It is difficult to choose a suitable place to learn a foreign language.

Câu viết lại:

• It is challenging to pick up a relevant place to learn a foreign language

 Trong ví dụ trên, người viết thay từ ‘difficult’ bằng ‘challenging’, ‘choose’ thành ‘pick up’, ‘suitable’ thành ‘relevant’ và ‘place’ thành ‘school’. Về mặt ngữ pháp, câu viết lại không có gì sai. Về mặt ý nghĩa, câu viết lại nghe có vẻ giống như câu đầu tiên. Tuy nhiên, câu viết lại nghe ‘không lọt tai’ và ‘tự nhiên’ nếu nhìn từ góc độ của người bản xứ. Từ ‘pick up’ không có nghĩa là ‘choose’ và từ ‘relevant’ thì trong trường hợp này không giống nghĩa hoàn toàn với từ ‘suitable’.

Để thay thế, bạn cần tìm từ thích hợp hơn và sát nghĩa hơn như là câu dưới đây:

• It is hard to select an appropriate place to learn a foreign languageNgoài việc dùng từ không sát nghĩa và thích hợp với hoàn cảnh, nhiều học sinh còn mắc phải vấn đề khác khi dùng phương pháp này. Sau đây là ví dụ minh họa:

 Câu nguyên bản:

• Many people think living in a city is slightly better than living in a country-side.

Câu viết lại:

• A lot of people think living in a city is a bit better than living in a country-side.

 Trong ví dụ trên, người viết paraphrase ‘many’ thành ‘a lot of’ và ‘slightly’ thành ‘a bit’. Về mặt ngữ pháp và ý nghĩa, câu viết lại không có gì là sai. Tuy nhiên, xét về tính học thuật của từ vựng, hai từ ‘a lot of’ và ‘a bit’ thường được dùng trong văn nói thay vì văn viết học thuật vì hai từ này đều mang tính chất không trang trọng (informal). Vì thế, paraphrase trong trường hợp này không phát huy hiệu quả. Để paraphrase hiệu quả, bạn không nhất thiết phải thay đổi nhiều từ mà nên chọn những từ mà bạn càm thấy có thể viết lại được bằng những từ hay hơn. Trong câu trên, những từ sau đây có thể được thay thế bằng những từ hay hơn:

• Many = more and more, an increasing/growing number of people, many a person

• Think = believe, presume, take the view that, hold a view

Chỉ cần thay 2 từ này thôi nhưng câu của bạn có thể được biến hóa thành vô vàn câu khác hay hơn và nhìn có vẻ phức tạp hơn:

• More and more people believe that living in a city is slightly better than living in a city

• An increasing number of people presume living in a city is slightly better than living in a city.

 Trong IELTS Writing task 1, việc đầu tiên bạn làm là viết câu mở đầu. Nghe thì có vẻ phức tạp nhưng lại rất đơn giản vì bạn chỉ phải xác định những từ trong đề bài mà có thể được thay thế bằng những từ hay hơn thôi. Hãy cùng xem câu dưới đây:

• The graph below shows the proportion of the population aged 65 and over between 1940 and 2040 in three different countries.

Trong câu trên, những từ sau đây có thể được thay thế hiệu quả bằng những từ khác:

• Graph = line graph

• Shows = compares, illustrates

• Proportion of = percentage of, the figure for

• The population = people, the elderly

• Between 1940 and 2040 = from 1940 to 2040, over a period of 100 years

 Vậy là bạn có thể viết câu mở bài cho Task 1 bằng một số cách sau đây mà không hề thay đổi ý câu:

• The line graph compares the percentage of people aged 65 and over from 1940 to 2040 in three countries

• The line graph illustrates the figure for the elderly aged 65 and over in three countries over a period of 100 years

 Dưới đây là một số từ đồng nghĩa thay thế giúp các sỹ tử luyện thi Ielts có thể sử dụng để da dạng từ vựng ielts cũng như ngữ pháp ielts trong bài thi

• graph = line graph

• chart = bar chart

• diagram = figure

• shows = illustrates (or ‘compares’ if the graph is comparing)

• proportion = percentage

• information = data

• people in the USA = Americans

• from 1999 to 2009 = between 1999 and 2009

• from 1999 to 2009 = over a period of 10 years

• how to produce = the process of producing

Tags: luyen thi ielts; hoc ielts; de thi ielts; kinh nghiem luyen thi ielts

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Paraphrase theo chủ đề

Đầu tiên, tớ sẽ tập trung vào việc sử dụng từ đồng nghĩa và thay đổi cấu trúc câu để paraphrase theo từng chủ đề (những chủ đề này thường gặp trong Part 1 và Part 2 của IELTS Speaking lắm nhé).
Mở đầu cho series này là các cách dùng paraphrasing khi nói về Sở thích và Tính cách (diện mạo) của con người. Ngoài những từ và cấu trúc tớ đã học trước đây thì trong bài này, sẽ có một số từ cũng như cụm từ mà các đồng chí không hay dùng.

1. Sở thích

Paraphrase theo chủ đề 1
Thông thường, khi được hỏi về sở thích, các đồng chí thường có xu hướng sử dụng những từ quen thuộc như “I like”, “I love”, “ I hate”, “ I don’t like”…đúng không? Tất nhiên, chúng không sai, chỉ là chúng quá thông dụng. Để được điểm cao trong phần thi nói, khoảng 6.5 trở lên ý, các đồng chí nên sử dụng những từ, cụm từ và cấu trúc sau nhé.
Với câu hỏi “Do you like…?”, thay vì trả lời “Yes, of course. I like/love ….very much”, tớ có các cách trả lời sử dụng paraphrasing như sau:
  • I have a particular liking for ridding my bicycle every afternoon.
  • I enjoy reading comic books.
  • I’m fairly/ pretty keen on watching TV shows.
  • I’m really into going shopping with my best friends.
  • I’m quite a big/ dedicated fan of Korean Music.
  • I’m quite/ pretty fond of taking part in social activities.
  • I’m totally mad about collecting old motorcycles.
  • I’m passionate about drawing.
  • I have a strong/clear preference for travelling and sightseeing.
  • I’m a great lover of rock music.
  • I’m drawn to watch the sun rises.
  • I have a sympathy for hanging out with my friend on weekends.
  • Dogs always fill me with admiration.
Nếu các đồng chí không thích thì chỉ cần thêm “not”, “no” để tạo thành dạng phủ định cho câu trả lời. Các đồng chí cũng có thể dùng một số từ và cụm từ sau:
  • I have an intense dislike of people who are always late for appointments.
  • I take an instant dislike to coffee.
  • I have a deep hatred of economics
  • I always have a huge aversion to those who often make a fool out of their friends.

2. Tính cách con người

Paraphrase theo chủ đề 2
Những câu hỏi về mô tả người trong Part 2 của IELTS Speaking sẽ không còn là nỗi ám ảnh nếu như các đồng chí có lượng từ vựng đáng kể để sử dụng. Dưới đây là một số từ vựng và cụm từ hay mô tả tính cách của con người mà tớ muốn chia sẻ với các đồng chí.
-  She usually chats with her friends a lot even when she is in class.
-> She is very talkative.
-> She is very chatty.
-> She is a chatterbox.
- He desires to have a job with high salary.
-> He is such an ambitious person who would like to get a high-paid job.
-  Nam always helps his friends to do their homework.
-> Nam is a kind  person who always help his friends to do their homework.
-  I am not fond of those who are impolite.
-> I am not keen on those who are vulgar.
-> I have an intense dislike of those who are not polite.
-  He has a good sense of humility.
-> He is a very humble man
-  My cousin loves to do things without any planning.
-> My cousin is a very happy-go-lucky person
-  My mother is my great idol. She always thinks about our wishes and feelings.
-> My mother is my great idol. She is very considerate.
-  Lan is not my cup of tea. She always tries to be intelligent to impress other guys although she has a boyfriend.
-> Lan is not my cup of tea. She is a kind of pretentious girl.
-  My best friend is Huong. She is drawn to taking adventures.
-> My best friend is Huong. She is very adventurous.
Các đồng chí hãy dành thời gian thời gian để luyện tập sử dụng những từ và cấu trúc này nhé. Chúng không chỉ phục vụ cho kì thi IELTS mà còn giúp các đồng chí nâng cao vốn từ vựng để chém gió với bạn bè nữa đấy. Nếu có ai hỏi về tính cách mà bạn thích ở bạn bè hay người thân của các đồng chí, hãy tự tin sử dụng những từ này nhé.

Tags: luyen thi ielts; hoc ielts; de thi ielts; tai lieu luyen thi ielts

Effective Paraphrasing – Tại sao không?

Trong tiếng Anh, Paraphrasing là việc diễn đạt ý nghĩa của một từ, một cụm từ bằng cách sử dụng một từ hoặc cụm từ khác nhằm tối thiểu hóa việc lặp từ. Việc sử dụng kĩ thuật Paraphrasing không chỉ thể hiện khả năng ngôn ngữ và vốn từ vựng đáng nể của các đồng chí mà còn giúp các đồng chí tạo ấn tượng tốt với người nghe. Đặc biệt, việc sử dụng linh hoạt các từ, cụm từ, cấu trúc có ý nghĩa tương tự nhau trong IELTS Speaking hay IELTS Writing sẽ giúp các đồng chí đạt được điểm cao nữa. Trong loạt bài này, tớ sẽ đưa ra các cách paraphrase thông dụng nhé.

  • Xem thêm: Kinh nghiệm học từ vựng tiếng anh

1.  Sử dụng từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa là công cụ hữu hiệu để tránh việc sử dụng một từ nhiều lần. Chẳng hạn, tớ có ví dụ như thế này:
It was difficult for me to understand what he was talking about.
Cùng xem nhé. :nhanrang:
Bước 1 : Xác định từ có thể paraphrase và tìm từ có nghĩa tương đồng
Trong câu này, chúng ta có “ difficult”. Những từ có thể thay thế nó trong trường hợp này là  ‘hard ”, ‘challenging ”. Chúng ta có thể dùng cả 2 từ này vì chúng đề có nghĩa tương đương nhau trong cùng văn cảnh. Có thể sử dụng hình thức phủ định là “not easy” để paraphrase câu này. Không quá khó đúng không?
Bước 2: Viết lại câu
It was hard for me to understand what he was talking about.
Không khó lắm đúng không?
Một ví dụ nữa để các đồng chí tham khảo nhé (Câu này là bài tập về nhà của tớ này)
The charts below shows the main reasons for study among students of different age group and the amount of support they receive from employers.  
Tương tự như ví dụ trước, ta có:
Bước 1: Xác định các từ cần được thay thế
Charts: bar charts
Shows: illustrates, indicates
The main reasons for: why
The amount of support: How much support
Receive: get
Employers: managers, bosses
Bước 2: Viết lại câu sau
The bar charts indicate why students of different age group study and how much support they get from managers.

2.  Thay đổi hình thái từ và trật tự từ

Effective Paraphrasing 2
Nói nôm na thì cái này liên quan đến việc thay đổi loại từ của một từ và có thể dẫn đến việc thay đổi vị trí của từ đó. Chẳng hạn, chúng ta có thể chuyển động từ thành tính từ, danh từ; tính từ thành trạng từ…
Ví dụ:
Smoking is harmful to your health.
-> Smoking does your health harm.
Các đồng chí có thể xác định được từ nào đã được biến đổi không? :cuoideu:
Có thể thấy rõ tính từ “ harmful” đã được chuyển thành danh từ “harm” để tạo ra một câu mới có cùng ý nghĩa.
Các đồng chí có thể xem một vài ví dụ khác nhé.
There was a dramatic decline in the number of foreign tourists from 2011 to 2013.
The number of foreign tourists dramatically declined from 2011 to 2013
Bản thân tớ thấy việc biến đổi từ loại và trật tự từ khá hay, cũng không quá khó để áp dụng. Bằng cách này, các đồng chí sẽ có thể thoải mái paraphrase câu nói hay chau chuốt câu văn của mình mà không sợ làm mất sắc thái nghĩa của câu trước đó.

3.  Thay đổi cấu trúc câu

3.1. Chuyển câu từ chủ động sang bị động và ngược lại

Tiếng Anh thường sử dụng nhiều cấu trúc bị động. Vì thế, ngoài việc sử dụng từ đồng nghĩa hay chuyển đổi loại từ, các đồng chí cũng có thể chuyển câu văn của mình từ thể bị động sang chủ động hoặc ngược lại.
Effective Paraphrasing 3
Chẳng hạn:
Using mobile phone while driving may cause some serious accidents.
Chuyển sang thể bị động, ta có:
Some serious accidents may be caused by using mobile phone while driving.
Tớ cũng có một ví dụ khác như thế này:
A new music album was launched by AB band 2 months ago. It was considered as the best album ever.
Ta có thể chủ động:
AB band launched a new music album 2 months ago. They considered it as the best album ever.

3.2. Kết hợp các mệnh đề có mối quan hệ với nhau

Cách này sẽ giúp câu văn của các đồng chí nhìn có vẻ “pro” hơn và phức tạp hơn.
Cùng xem hiệu quả của cách này nhé.
Some of the main roads are being covered by water. It has been raining continuously for 3 days.
-> Some of the main roads are being covered by water because/ since/ as It has been raining continuously for 3 days.
Vậy là đã được kha khá cách để paraphrase một cách hiệu quả rồi nhỉ? Hy vọng các đồng chí có thể sử dụng các kĩ thuật này một cách nhuần nhuyễn và “điêu luyện” để nâng cao trình “chém gió” tiếng Anh của mình.

Tags: luyen thi ielts; hoc ielts; de thi ielts; tai lieu luyen thi ielts

Kinh nghiệm học từ vựng Tiếng Anh

Từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh là 2 phần tớ đầu tư nhiều thời gian nhất ngay từ hồi học cấp 2. Tuy nhiên, đối với từ vựng, càng học nhiều tớ lại càng thấy thiếu. Vì thế, trong bài viết này, tớ sẽ chia sẻ trước với các đồng chí về một số cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả mà tớ đã và đang áp dụng nhé.

Học thuộc lòng

Kinh nghiệm học Từ vựng tiếng anh 1

Đây là cách học truyền thống nhất mà tớ đã áp dụng, có thể nói là nó hơi bị cổ hủ rồi. Tuy nhiên, đối với tớ, việc học thuộc lòng từ mới lại cực kì hiệu quả.
Tớ thường viết đi viết lại nhiều lần cả list khoảng 10 từ mới (viết đúng 10 từ là được 10 điểm luôn. Chính vì ham hố kiếm điểm cao nên hồi đó tớ chăm viết lắm :ngaiqua: ). 2- 3 lần đầu tiên, tớ viết để nhớ mặt chữ. Sau đó, tớ tra phiên âm và nghĩa của từ rồi vừa viết vừa đọc to. Khi đã nhớ được cách viết và cách đọc, tớ đọc to câu có chứa các từ đó rồi học thuộc chúng . Bằng cách này, tớ có thể vừa học được từ mới, lại vừa học được cấu trúc mới cũng như văn cảnh của câu nói. Một công ba việc đúng không?
Tất nhiên, các đồng chí phải thường xuyên ôn lại các từ mà mình đã học được, không có rơi rụng thì lại phí công. Thêm nữa là sau khi viết, phải cố gắng đặt câu với những từ đó, hoặc cao siêu hơn là bịa ra câu chuyện có sử dụng tất cả những từ mà các đồng chí vừa viết.

Nên:

- Viết và đọc càng nhiều càng tốt. Nên chia ra 2 cột, một bên là tiếng Anh, một bên là nghĩa tiếng Việt. Muốn nhớ phiên âm thì ghi ngay phía trên từ tiếng Anh, nhớ là chỉ nên ghi những âm chính như các nguyên âm thôi.
- Viết mọi lúc, mọi nơi, trên mọi chất liệu (Cái này là tớ thực hành nhiều lắm rồi. he he. Viết lên bàn học này, sàn nhà này, nền đất cũng có này).
- Nghe giọng người bản ngữ đọc và đọc theo cho chuẩn. Tiếp tục lẩm nhẩm cho đến khi thuộc thì thôi.
- Ghi âm giọng của mình. Nói thật là tớ chỉ mới ghi âm bài đọc VOA thôi :)

Học theo chủ đề

Học theo chủ đề là cách cực kì phổ biến và hiệu quả đối với hầu hết các English learners. Bằng cách này, các đồng chí có thể biết được rất nhiều từ trong cùng một chủ điểm.
Đối với cách học này, các đồng chí nên dùng mindmap hoặc sơ đồ cây để học cho dễ (tự mình làm một bộ sưu tập hình minh họa để học từ vựng không phải là ý kiến tồi đâu. Sau này xem lại có khi các đồng chí lại phục mình sát đất ý). Học qua hình ảnh cũng sẽ bớt nhàm hơn so với việc đọc cả list dài các từ trong từng chủ đề. Đừng quên bác Google khi học theo cách này nhé :nhanrang:
Ví dụ nhé, nói về “ Characteristics” chúng ta có các tính từ sau
Kinh nghiệm học Từ vựng tiếng anh 2
hoặc “Bathroom”
Kinh nghiệm học Từ vựng tiếng anh 3
Rất dễ nhớ đúng không? :ngaiqua:

Học theo cặp từ, nhóm từ hoặc cụm từ

Khi học một từ mới, nếu có thể, các đồng chí nên tra thêm cả từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa. Có thể phân nhóm các từ ra để học cho dễ nhớ hoặc cao siêu hơn thì học theo cụm từ. Như thế, các đồng chí có thể tích lũy được kha khá từ và sẽ không rơi vào thế bí khi đang chém gió bằng tiếng Anh đâu.

Đọc sách, truyện, chơi game, nghe nhạc, xem video tiếng Anh

Sách là nguồn cung cấp vốn từ vựng khổng lồ cho các đồng chí đấy. Hãy đọc sách mà các đồng chí thích, nhưng phải là tiếng Anh hoặc song ngữ nhé. Riêng tớ thì chỉ thích đọc manga, truyện trinh thám với một số tác phẩm văn học như “The fisherman and his wife”, “The old man and the sea”, “ The adventures of Tom Sawyer”…hay đại loại thế (mấy truyện này bọn tớ được học ở trường, lúc đầu không có thiện cảm nhưng sau thấy hay lắm). Tớ còn đọc mấy quyển truyện lịch sử Việt Nam nhỏ nhỏ, được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt kèm hình ảnh minh họa, rất bắt mắt. Đại loại là về mấy trận đánh lớn của người Việt thời xưa xưa,có cả các tướng nổi tiếng nữa. he he.
Tất nhiên, chỉ đọc thôi thì chưa đủ. Các đồng chí nên gach chân hoặc ghi lại những từ mới (ghi cách phiên âm nữa) và dựa vào ngữ cảnh và các câu văn để đoán nghĩa trước rồi mới tra từ điển nhé.
Ngoài ra, chơi game cũng là một cách hay để học từ vựng. Tớ không thích chơi game, nhưng sau khi thấy chị tớ chơi thì lại thấy ham hố cực. Tớ thích thể loại trinh thám với game tìm đồ vật. Các đồng chí có thể vào Bigfish Game để chọn nhé. Nhiều game lắm. :nhanrang: . Các đồng chí cũng có thể tham khảo website này nữa nhé http://www.memrise.com.

Lại nói đến việc nghe nhạc với xem video tiếng Anh. Tớ nghiện nhạc US-UK từ khi học lớp 10, khi có ZoneFM. Phải nói đó là khoảng thời gian cực kì tuyệt vời nhưng cũng thật khó khăn đối với tớ. Trừ lúc đi học, tớ bật radio suốt ngày để nghe nhạc, ngặt nỗi là như vịt nghe sấm ý. :luon: . Bây giờ thì đỡ rồi. he he. Tuy nhiên, phải thừa nhận là lượng từ vựng trong các bài hát không nhiều lắm, được cái là học dễ thấm hơn thôi.

Tags: luyen thi ielts; hoc ielts; de thi ielts; tai lieu luyen thi ielts

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

VIẾT WRITING TASK 2 IELTS HIỆU QUẢ TRONG THỜI GIAN CHO PHÉP

Trong phần thi viết IELTS, thí sinh được yêu cầu viết hai bài trong đó bài đầu tiên là phân tích biểu đồ và bài thứ hai là viết theo chủ đề. Thời gian qui định cho hai bài viết này là 60 phút, trong đó 20 phút được dành ra để phân tích biểu đồ và 40 phút còn lại để viết theo chủ đề. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một vài lời khuyên bổ ích để giúp các bạn làm bài viết thứ hai của phần thi IELTS hiệu quả hơn trong 40 phút.
Lời khuyên được gói gọn trong công thức sau: 5 – 30 – 5
Công thức này có nghĩa là gì? Đó là 5 phút đầu lập dàn ý30 phút tiếp theo viết bài và 5 phút cuối kiểm tra đọc lại bài.
Rất nhiều thí sinh IELTS có thói quen bắt tay vào viết bài ngay sau khi đọc đề bài và họ thường không kiểm soát được những ý mà mình viết ra trong bài. Ngoài ra, những bài viết như thế này còn có thể dẫn đến tình trạng viết lan man và hậu quả là thời gian làm bài hết nhưng bài viết chưa được hoàn thành. Để tránh những rủi ro này, các bạn nên dành ra 5 phút đầu tiên để lập dàn ý. Trong dàn ý này, các bạn ghi những ý chính mà bạn muốn viết cho phần mở bài, phần thân bài và kết luận. Để tiết kiệm thời gian, các bạn chỉ nên gạch đầu dòng những ý chính thay vi viết ra cả câu như một số thí sinh vẫn hay làm. Sau khi lập dàn ý xong, bạn nên dành ra 30 phút tiếp theo để viết bài. Trong 30 phút này, bạn nên dành ra khoảng 5 phút đầu tiên để viết phần mở bài, 20 phút cho phần thân bài và 5 phút cuối cùng cho phần kết bài. Cuối cùng nhưng cũng rất quan trong, bạn nên đọc lại bài của mình để kiểm tra, phát hiện và sửa chữa những lỗi ngữ pháp, từ vựng và đánh vần không đáng có.
Mở bài
Đối với phần mở bài, các bạn nên đọc kĩ đề bài để hiểu rõ yêu cầu bài viết là gì (nêu ra quan điểm của mình, đồng tình hay không đồng tình, nêu ra nguyên nhân và cách giải quyết) và nói rõ hướng đi bài viết của bạn là gì. Ví dụ, nếu đề bài hỏi bạn đồng tình hay không với ý kiến đưa ra trong đề bài, câu cuối cùng của phần mở bài thường được dùng để nói với người đọc bài là bạn đồng tình hay không với ý kiến đó. Trong phần lập dàn ý, các bạn chỉ nên gạch 2 đến 3 đầu dòng là nhiều để tránh tình trạng viết dài dòng, lan man. Mỗi đầu dòng là tóm tắt của mỗi câu bạn viết trong phần mở bài. Gạch đầu dòng đầu tiên có thể là tóm tắt của câu giới thiệu về chủ đề bạn sẽ viết. Gạch đầu dòng thứ hai có thể là tóm tắt của câu đề cập đến ý kiến được đưa ra trong đề bài hay nói cách khác là bạn viết lại ý kiến đưa ra theo đề bài bằng từ ngữ riêng của minh (trong tiếng Anh gọi la paraphrase). Gach đầu dòng cuối cùng được  dùng để nêu ra quan điểm của riêng bạn đối với ý kiến đưa ra trong đề bài. Các bạn nên dành ra khoảng 1 phút cho phần lập dàn ý mở bài.
Thân bài
Trong phần thân bài, các bạn nên dành ra khoảng 3 phút cho phần lập dàn ý thân bài. Rất nhiều thí sinh nghĩ ra được vô số ý tưởng và họ viết hết ý này đến ý khác. Tuy nhiên, các bạn chỉ nên viết tối đa 2 đến 3 ý cho phần thân bài của mình vì hai lí do chính. Thứ nhất là các bạn sẽ kiểm soát được thời gian qui đinh viết bài tốt hơn thay vì phải viết cấp tốc khi có quá nhiều ý. Thứ hai là bạn sẽ có thời gian đầu tư vào chất lượng bài viết của mình hơn. Bài viết không nhiều ý nhưng chất lượng bài viết tốt luôn luôn được điểm cao hơn là bài viết nhiều ý nhưng viết ẩu, sai nhiều lỗi và dài dòng.
Trong phần dàn ý của bạn chỉ nên có 2 đến 3 gạch đầu dòng chính là những ý chình của phần thân bài. Các bạn chi nên dùng 3 đển 5 từ trong phần gạch đầu dòng này để tóm tắt ý chính. Làm như thế này sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian và quan trong hơn là phần lập dàn ý sẽ dễ nhìn hơn. Nếu bạn dùng quá nhiều từ ngữ để tóm tắt ý chính, các bạn sẽ khó tìm được đâu là từ khóa khi bạn nhìn lại dàn ý của mình để viết phần thân bài. Ở mỗi ý chính trong dàn ý của bạn, bạn cần viết tóm tắt những ý phụ để giải thích, bổ sung hay mở rộng ý chính của mình. Nếu bạn không có ý phụ này, bài viết của bạn sẽ không có tính thuyết phục và logic cao.
Trong khi viết phần thân bài, mỗi ý chính sẽ được viết ra trong mỗi đoạn văn thay vì nhiều ý chính trong cùng một đoạn văn.Viết như thế này sẽ làm cho bài của bạn dễ đọc hơn và dễ theo dõi hơn. Trong mỗi đoạn văn, câu đầu tiên thường là câu giới thiệu ý chính để người đọc biết được ngay là bạn sẽ viết về cái gì và từ đó sẽ cảm thấy bài viết của bạn mạch lạc, trôi chảy hơn. Từ câu thứ hai trở đi của đoạn văn, bạn sẽ nêu ra những ý phụ (supporting ideas) để dẫn giải, đưa ra ví dụ cụ thể để bổ sung cho ý chính của bạn.
Nếu muốn bài viết của bạn có tính logic cao, bạn nên kết hợp sử dụng những cụm từ nối (linking words) trong phần thân bài ở đầu mỗi đoạn văn và đan xen trong đoạn văn ví dự như:
  • Firstly, Secondly, Next, Finally = đầu tiên, thứ hai, tiếp đến, cuối cùng
  • As can clearly be seen from this example, … = ví dụ này cho thấy
  • It is clear that… = ….. là rất rõ ràng
  • Thus, therefore = do đó, bởi vậy
  • However, nevertheless = tuy nhiên
  • On one hand, on the other hand = ở mặt này, ở mặt khá
  • After analyzing both points of view, … = sau khi phân tích cà hai khía cánh
  • To provide a summary, to summarise, in conclusion … = để kết luận
Kết luận
Trong phần kết luận, bạn cũng chỉ cần viết 3 đến 4 câu. Các bạn nên viết 1 câu tóm tắt những ý chính mà bạn nêu ra ở phần thân bài. Câu thứ hai tóm tắt quan điểm của bạn đối với chủ đề được đưa ra trong đề bài. Mấy câu cuối cùng có thể được dùng để đưa ra một vài ý hay phỏng đoán liên quan đến chủ đề được đưa ra trong bài thi.
Kiểm tra lại bài
Trong 5 phút cuối cùng, bạn nên kiểm tra lại bài viết cùa mình về mặt ngữ pháp, từ vựng và đánh vần để kịp thời phát hiện và sửa lỗi sai. Rất nhiều thí sinh bỏ qua kĩ năng này và mắc phải những lỗi sai không đáng có và bị mất điểm đáng tiếc.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn làm bài viết thứ hai trong phần thi viết IELTS hiệu quả hơn.  

BÍ QUYẾT LUYỆN THI IELTS PHẦN READING

Giống như các kỳ thi khác, bài IELTS Reading nhằm kiểm tra các kỹ năng mà bạn sẽ cần trong thế giới thực. Nếu bạn đi du học ở bậc đại học, bạn sẽ phải đến thư viện và nghiên cứu để tìm kiếm các tài liệu phù hợp với ngành học của mình. Phần thi đọc IELTS Reading đánh giá khả năng chắt lọc thông tin cụ thể từ các bài khóa của bạn cũng như việc bạn hiểu được đại ý của chúng. Các bài khóa IELTS Reading thường rất dài và nhiều chữ. Chúng thuộc nhiều chủ đề từ các vấn đề khoa học phức tạp cho đến các bài xã luận về tâm lý học và môi trường. Trong bài IELTS Reading có thể có rất nhiều từ phức tạp mà bạn chưa biết, vậy làm thế nào để có thể đạt được điểm cao trong bài thi Đọc này? Trong bài báo dưới đây, mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm luyện thi Reading của các bạn học sinh và thầy cô giáo tại học viện.

IELTS Reading Test có 3 đoạn văn và khoảng 40 câu hỏi. Bài thi IELTS Reading kéo dài một giờ nên bạn thường không bao giờ có đủ thời gian. Bạn cần chuẩn bị cho phần này bằng cách học để biết các dạng câu hỏi khác nhau và cả bằng cách phát triển các chiến thuật. Bạn cần cố gắng trả lời các câu hỏi khi đọc càng ít càng tốt.
 
Bạn cần bắt đầu xây dựng vốn từ vựng của mình vì bạn sẽ cần vốn từ rất rộng trong bài thi IELTS Reading. Việc tích lũy các tập hợp từ và cách dùng chúng là rất quan trọng. Trong cả phần thi nghe và đọc, bạn đều cần tới khả năng tiên đoán các từ liên quan và xử lý các từ bạn chưa biết.
 
 
Luyện thi IELTS Reading cần lưu ý
 
  • Đọc và làm theo hướng dẫn: bạn cần kiểm tra số từ được phép dùng cho mỗi câu trả lời. Xác định loại thông tin bạn cần.
  • Nên nhớ một số điều cơ bản: chính tả rất quan trọng cũng như độ chính xác khi chép phần trả lời có trong bài sang tờ bài làm.
  • Đoán trước bạn sẽ đọc gì: hãy xem các từ vựng của câu hỏi một cách cẩn thận. Trong lúc đó, hãy thử nghĩ tới các từ đồng nghĩa khác, và cả các từ trái nghĩa..
  • Phát triển các chiến lược cho từng loại câu hỏi: việc thử đoán các câu trả lời và liên hệ các câu trả lời này với câu hỏi là rất quan trọng. Việc này không dễ và cần luyện tập nhiều để có thể tự tin khi làm điều này. Luyện tập thật nhiều để nâng cao kỹ năng cũng như vốn từ vựng là điều tôi luôn khuyến khích các bạn thực hiện, và thậm chí, cần phải thực hiện hàng ngày để đạt kết quả cao nhất.
Chiến thuật từng phần
 
  • Câu hỏi trắc nghiệm: Bạn cần nghiên cứu kỹ các câu trả lời để tìm ra các đặc điểm chung và các điểm khác nhau. Hãy dùng cách hiểu đơn giản để loại trừ một số câu trả lời. Đừng quên gạch duới các từ khóa để tiết kiệm thời gian khi đọc kỹ đoạn văn.
  • Điền vào chỗ trống: Đối với dạng bài này, bạn cần đọc đoạn văn có chỗ trống cẩn thận và nghĩ tới các từ với ngữ nghĩa cũng như ngữ pháp thích hợp để điền vào các khoảng trống. Hãy ghi lại ý tưởng của bạn để khi đọc bài khóa bạn sẽ khẳng định được mình đã điền đúng phần lớn các chỗ trống.
  • Tìm đầu đề thích hợp cho các đoạn văn: Việc đầu tiên bạn cần làm với dạng bài này là bạn cần phải đọc các đầu đề trước. Sau đó đọc đoạn thứ nhất và chọn đầu đề bạn thấy phù hợp nhất. Bạn không cần phải đọc cả đoạn. Thường thì câu đầu tiên là “câu chủ đề” tóm tắt ý của cả đoạn. Thỉnh thoảng câu chủ đề không phải là câu thứ nhất nên bạn cần đọc tiếp. Khi bạn tìm được đầu đề cho một đoạn, nên xem lại các đầu đề còn lại trước khi đọc tiếp đoạn hai.
  • Câu hỏi Đúng/Sai/Không có trong bài: Hãy cẩn thận với các câu có hai phần được nối với nhau bằng các từ “trừ phi” hoặc “bởi vì”. Thường thì mỗi phần riêng rẽ của câu có thể đúng hoặc sai nhưng cả câu thì nghĩa lại khác. Hãy cẩn thận với các câu sử dụng các từ như “tất cả” hoặc “luôn luôn”: ý trong bài đọc thường không khẳng định chắc chắn đến thế.

TỰ LUYỆN IELTS VỚI 0 ĐỒNG HỌC PHÍ

Nếu không có thời gian hoặc điều kiện tài chính để tham gia các khóa học luyện thi IELTS ở các trung tâm, bạn có thể tự luyện bốn kĩ năng IELTS bằng các cách sau.

Nghe/xem các chương trình truyền hình
Trong phần thi Listening của IELTS, bạn sẽ phải nghe bốn đoạn thoại được trích từ nhiều nguồn khác nhau: hai người bạn nói chuyện với nhau, thầy trò bàn luận về hồ sơ báo cáo thực tập hay các chương trình phát thanh trên radio. Vì thế, bạn nên tạo cho mình thói quen xem tin tức, theo dõi các gameshow trên truyền hình, nghe nhạc quốc tế và nhất là mở rộng mạng lưới các chương trình càng rộng càng tốt để đối phó với vấn đề giọng nói của nhiều quốc tịch khác nhau.
Trên các kênh truyền thông lớn như BBC, CNN, Guardian, Nytimes… đều có mục video, nơi cập nhật các đoạn phóng sự ngắn hàng ngày. Đặc biệt ở trang BBC còn có mục Học tiếng Anh rất thú vị với những mẹo vặt tiếng Anh gần gũi với đời sống bản địa, được giải nghĩa bằng tiếng Việt.
Nếu bạn ngại những bài viết quá thời sự, khô khan thì có thể tìm đến những nội dung yêu thích để tăng thêm động lực luyện nghe. Chẳng hạn, nếu bạn thích du lịch thì có thể tìm đến các clip ngắn giới thiệu về quốc gia đó trên Youtube hoặc các trang web du lịch để xem.
Một cách học vô cùng mang tính giải trí nữa đó là nghe/xem các gameshow của Mỹ hoặc Anh như Thevoice, Britain’s Got talent… hay The Ellen Degeneres show. Những ai quan tâm đến các vấn đề Xã hội từ thiện ở Việt Nam và thế giới cũng có thể dành thời gian theo dõi chương trình Talk Vietnam (phụ đề tiếng Việt) và các buổi nói chuyện của TED.
Nói chuyện với bất kì ai
Hãy tự tạo cơ hội nói tiếng Anh cho mình mọi lúc mọi nơi. Ở Việt Nam, cách đơn giản nhất để nói tiếng Anh với người nước ngoài là tham gia các hoạt động từ thiện tại những trung tâm có nhiều tình nguyện viện quốc tế. Hãy thử tìm hiểu những mối quan hệ quen biết và nhất là các chương trình được tổ chức bởi các hội từ thiện của nước ngoài tại địa phương để đăng ký làm từ thiện.
Nếu gặp một người bạn nước ngoài nào tỏ ra cần giúp đỡ, bạn cũng có thể chủ động giúp họ - đây cũng là một cách kết bạn hiệu quả. Ngoài ra, nếu điều kiện cho phép, hãy tham gia host các khách du lịch nước ngoài qua các trang uy tín như coachsurfing hay tiếp đón sinh viên quốc tế tại nhà theo các chương trình trao đổi ở trường Đại học. Cách làm này sẽ giúp bạn vừa được trò chuyện bằng tiếng Anh, vừa tạo dựng được mối quan hệ có ích về sau, nếu bạn cũng có ý định đến thăm quốc gia của người bạn đó.
Cách đơn giản nhất là liên hệ với những người bạn đồng “chí hướng” luyện nói tiếng Anh hay những bạn bè đã đi du học nước ngoài để trò chuyện. Với skype, viber hay các chương trình điện thoại quốc tế giá rẻ, bạn hoàn toàn có thể nhờ họ làm “giám khảo”, giúp đánh giá và bổ sung các ý tưởng trả lời. Đây cũng là những người bạn đã từng thi IELTS nên sẽ mang lại cho bạn nhiều mẹo bổ ích.
Đọc một quyển sách thú vị
Việc đọc báo mạng rất quan trọng trong thời gian ôn thi vì nó sẽ giúp bạn có được những thông tin thời sự hấp dẫn để cho vào bài viết để làm dẫn chứng. Tuy nhiên, bạn cũng cần đầu tư đọc sách chính thống vì hai lối hành văn của hai kênh truyền thông này vốn nhiều khác biệt. Chỉ có ở trong sách báo chính thống bạn mới bắt gặp được cách viết trau chuốt, bài bản và “Anh” nhất.
Bạn không nhất thiết phải đọc những quyển sách mang tính hàn lâm (chẳng hạn như sách Khoa học) mà có thể đọc sách chuyên ngành mà bạn đang theo đuổi, sách giải trí, sách du lịch…
Bản thân người viết là một du học sinh bị bệnh “ghiền Paris”  nên cô bạn đã quyết định tậu một quyển sách chủ đề nói về Paris, do một người Anh sống lâu năm ở Pháp viết hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Tất nhiên bạn cũng không nên đọc sách khi ở cự li quá gần với chiếc giường êm ái vào buổi tối hoặc khi đầu óc đã quá buồn ngủ. Mang theo sách trên xe bus trên đường đi học thử xem, bạn sẽ thấy quãng đường bớt dài và cũng bớt phí thời gian đi nhiều.
Viết, viết nữa viết mãi
Trong bốn kĩ năng IELTS, viết có lẽ là kĩ năng khó nhất. Không nói đến phần 2 là phần nêu quan điểm cá nhân, nếu không có sự chuẩn bị bài bản thì bạn sẽ bị ăn điểm thấp ngay từ phần 1. Điều này là vô cùng đáng tiếc, bởi phần 1 không hề khó kiếm điểm cao như bạn tưởng. Việc của bạn là phải lên Youtube và tìm ngay những trang hướng dẫn viết Tasks 1. Kênh AcademicEnglishHelp trên Youtube có những đoạn clip rất hữu ích về việc ôn viết (cũng như những kĩ năng còn lại).
Để viết được tốt, bạn phải đọc qua một số bài viết mẫu để đúc rút một số kinh nghiệm cho bản thân (tuy nhiên điều này không có nghĩa là sao chép từng câu từng chữ của bài gốc nhé): nên bắt đầu bằng việc tóm lược thông tin chính, tổng hợp một số trạng từ thường dùng khi miêu tả biểu đồ…

Quan trọng là bạn phải chịu khó tập viết và có một người chấm giúp những bài viết của mình. Tất nhiên, bạn hoàn toàn có quyền viết đi viết lại nhiều cách cho một đề tài để khắc phục những sai sót của bài viết trước.

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

10 bí quyết cho bài thi Đọc IELTS - IELTS Reading Tips

1.      Để cải thiện kỹ năng đọc, bạn cần luyện tập đọc nhiều tài liệu tiếng Anh khác nhau và điều này sẽ giúp bạn đọc nhanh hơn.
2.      Đọc thật kỹ các câu hỏi trước khi đọc toàn đoạn văn sẽ giúp bạn tìm thấy câu trả lời dễ dàng hơn. Gạch dưới những câu trả lời có thể là đáp án đúng trong lúc đọc.
3.      Khi bắt đầu đọc, hãy đọc lướt qua toàn đoạn văn để nắm ý chính đoạn văn nói gì. Đừng lo lắng nếu bạn gặp một số từ vựng mà bạn không hiểu. Sau đó đọc lại câu hỏi để xem phần nào bạn cần đọc kỹ để tìm câu trả lời.
4.      Đoạn văn luôn cung cấp đầy đủ thông tin để bạn trả lời câu hỏi, bạn không cần áp dụng thêm kiến thức riêng của bạn về lĩnh vực đó.
5.      Nếu bạn sử dụng từ trong đoạn văn hoặc câu hỏi cho câu trả lời, nhớ viết đúng chính tả.
6.      Thỉnh thoảng sẽ có những câu hỏi để kiểm tra khả năng hiểu tổng quát nội dung đoạn văn. Ví dụ câu hỏi về chủ đề của một phần nào đó trong đoạn văn. Do đó hãy gạch dưới những từ và ý chính trong mỗi đoạn khi bạn đọc để nắm nội dung chính.
7.      Khoanh tròn hoặc gạch dưới những từ chính khi đọc. Ví dụ trong đoạn văn có nhiều địa danh, ngày hoặc tên thì hãy khoanh tròn khi bạn đọc qua. Nếu bạn gặp câu hỏi liên quan những thông tin này, bạn sẽ nhanh chóng tìm được thông tin.
8.      Nếu câu hỏi yêu cầu bạn đặt tên cho một biểu đồ, quy trình, bạn sẽ tìm thấy từ đó trong đoạn văn. Nhớ kiểm tra kỹ để không viết sai lỗi chính tả.
9.      Nếu có câu hỏi nào bạn không biết trả lời, hãy bỏ qua và tiếp tục các câu khác. Tới cuối giờ nếu có thời gian bạn hãy quay lại.
10.  Nhớ viết câu trả lời vào đúng tờ giấy làm bài, đừng viết vào đề thi.